0
Cẩm nang

Bạn đang ôn thi TOPIK và đau đầu vì quá nhiều ngữ pháp trung cấp và không biết bắt đầu từ đâu. Hãy để Zila giúp bạn tổng hợp 50 ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp để chinh phục đề thi TOPIK dễ dàng hơn nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

I. Cấu trúc diễn tả sự nhượng bộ

1. A/V+(으)면서도: Dù… (hai vế cùng chủ ngữ)

Giải thích ngữ pháp:

  • Đây là ngữ pháp kết hợp từ hai ngữ pháp “(으)면서” (“vừa… vừa…”) và “아/어도” (“cho dù… cũng”).  
  • Biểu hiện nội dung ở vế sau “(으)면서도” trái ngược với vế trước. 
  • Có thể kết hợp với thời thể quá khứ 았/었.

Ví dụ:

  • 민수 씨가 여자 친구가 생기면서도 없다고 척해요: Dù đã có bạn gái nhưng Minsu giả vờ nói rằng mình không có.
  • 그는 실수했으면서도 사과한다는 말을 안 했어요: Mặc dù đã gây ra lỗi lầm nhưng lại không xin lỗi.
  • 그 영화를 한 번 봤으면서도 기억을 못 해요: Mặc dù đã xem bộ phim đó một lần rồi nhưng mà cũng không thể nhớ nổi. 

2. A/V+더라도: Dù / Cho dùcũng (Giả định tình huống)

Giải thích ngữ pháp:

  • Ngữ pháp này biểu hiện giả định rằng dù hành động/sự kiện ở vế đầu diễn ra như thế nào thì cũng không gây ảnh hưởng đến sự kiện/kết quả của vế sau. 

Ví dụ:

  • 그 드라마가 아주 재미있더라도 보고 싶지 않아요: Dù bộ phim có rất hay nhưung tôi cũng không muốn xem.
  • 힘들더라도 포기하지 말고 끝까지 도전해 보세요: Dù có khó khăn như thế nào đi nữa thì cũng đừng từ bỏ mà hãy cố gắng đến cuối cùng.
  • 피곤하더라도 학교에 결석하지 마세요: Dù có mệt mỏi đi chăng nữa thì cũng đừng nghỉ học.

3. A/V+(으)ㄹ지라도 / (으)ㄹ지언정: Cho dù có… thì vẫn / Mặc dù… nhưng

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa nhấn mạnh dù ở vế trước “(으)ㄹ지라도 / (으)ㄹ지언정” có diễn ra hành động hay sự kiện gì thì kết quả ở vế sau sẽ luôn đối lập hoặc khác với sự mong đợi ở vế trước.
  • Không sử dụng đuôi quá khứ ở cuối câu.

Ví dụ:

  • 누가 물어볼지라도 절대 누설하지 마세요: Cho dù có ai hỏi gì thì tuyệt đối đừng tiết lộ.
  • 가낭한 가정에서 태어났을지더라도 희망을 버러지 마세요: Mặc dù sinh ra trong gia đình không được khá giả thì cũng đừng từ bỏ hy vọng.
  • 아무리 바쁠지언정 충분한 수면을 취해야 해요: Dù cho có bận rộn đến mấy thì cũng phải ngủ đủ giấc. 

4. A/V+아/어 봤자: Dù… cũng vô ích

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa cho dù có cố gắng ra sao hay làm gì ở mệnh đề trước thì kết quả ở mệnh đề sau cũng hoàn toàn trái ngược với mong muốn. 

Ví dụ:

  • 아무리 얼굴이 예뻐 봤자 키가 작은 탓에 모델이 될 수 없어요: Dù mặt mũi có đẹp như thế nào đi nữa nhưng chiều cao thấp thì cũng không thể trở thành người mẫu được.
  • 전화를 하고 메시지도 보내 봤자 그분은 절대로 열락을 받지 않을 거예요: Dù có gọi điện thoại hay gửi tin nhắn thì người ấy cũng tuyệt đối không liên lạc được.

5. A/V+(으)ㄹ 래야 + V(으)ㄹ 수 없다: Dù muốn… cũng không làm được / Hoàn toàn không thể

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa dự định sẽ làm gì đó nhưng hoàn cảnh, tình huống không cho phép nên hoàn toàn không thể thực hiện được dự định.

Ví dụ:

  • 해외로 여행할래야 할 수 없어요: Mặc dù muốn du lịch nước ngoài nhưng cũng không được.
  • 키가 작아서 농구 선수가 될래야 될 수 없어요: Vì chiều cao thấp nên dù muốn làm tuyển thủ bóng rổ cũng không được.

II. Cấu trúc dự định

6. V+(으)ㄹ까 하다: (Tôi) tính là… 

Giải thích ngữ pháp:

  • Chưa có kế hoạch cụ thể.
  • Vế sau không dùng câu hỏi, mệnh lệnh, rủ rê.

Ví dụ:

  • 도서관에 가서 책을 빌릴까 해요: Tôi tính đi lên thư viện để mượn sách.
  • 하와이로 신혼여행을 할까 해요: Tôi tính tuần trăng mật ở Hawaii.

7. V+고자: Để, để cho / V+고자 하다: Định, muốn

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện hành động ở vế sau là mục đích của vế trước.
  • Thường được dùng trong văn viết.
  • Ngữ pháp tương tự: “(으)려고” 

Ví dụ:

  • 오늘 저녁에 음식을 만들고 손님을 대접하고자 해요: Tối hôm nay tôi định làm đồ ăn để tiếp đãi khách.
  • 정부는 새로운 일자리를 많이 창출하고자 노력하고 있어요: Chính phủ đang nỗ lực để tạo thêm nhiều việc làm mới.

8. V+(으)ㄹ 생각이다 / 예정이다 / 계획이다: Suy nghĩ rằng / Dự định rằng / Kế hoạch rằng

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa sẽ thực hiện hành động, ý nghĩ hay kế hoạch nào đó.
  • Có kế hoạch, dự định làm gì đó.

Ví dụ:

  • 내일 아침 일찍 남해안으로 여행을 떠날 계획이에요: Tôi ió kế hoạch sáng mai sẽ đi du lịch bờ biển phía Nam.
  • 그와 평생을 함께할 생각이에요: Tôi đã suy nghĩ rằng sẽ chung sống với anh ấy cả đời.
  • 내일은 공부를 안 할 예정이다: Tôi dự định ngày mai sẽ không học bài.

9. V+(으)려던 참이다: Cũng đang tính, đang định, vừa định

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa đang dự tính, đang suy nghĩ và có ý định sẽ làm một việc gì đó ngay lập tức/ngay lúc này/bây giờ. 
  • Thường được sử dụng với các từ: “그렇지 않아도” (thực tế, thực ra là), “안 그래도” (đúng lúc) , “막/방금” (mới, vừa lúc).

Ví dụ:

  • 마침 커피를 마시려던 참인데 같이 갈래요?: Đúng lúc đang định uống cà phê vậy thì có muốn cùng đi không?
  • 그렇지 않아도 컴퓨터를 꺼 공부하려던 참이었어요: Dù không nói thì cũng đang tính tắt máy tính và học bài đây

III. Cấu trúc tương phản, đối lập

10. A/V+기는 하지만 = A/V+기는 A/V+지만: A/V thì A/V nhưng mà…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa tương phản, thể hiện người nói công nhận nội dung ở mệnh đề trước nhưng vẫn muốn bày tỏ rõ quan điểm, ý kiến khác ở mệnh đề sau. 
  • Ở dạng thời thể quá khứ: “기는 했지만”
  •  Trong văn nói được sử dụng ở dạng giản lược: “긴 하지만” / “긴 지만”

Ví dụ:

  • 알기는 하지만 어디에서 만났는지 기억이 잘 안 났어요: Biết thì biết nhưng mà không nhớ là gặp ở đâu nữa.
  • 그 소문을 듣기는 하지만 사실인지 아닌지 잘 모르겠어요: Tin đồn đó nghe thì có nghe đó nhưng mà không biết có phải sự thật không.
  • 먹기는 먹었지만 또 먹고 싶어요: Ăn thì đã ăn rồi nhưng mà vẫn muốn ăn lại.
  • 어제 야구를 하기는 했지만 오래 하지는 않았다: Hôm qua tôi có chơi bóng chày đó nhưng mà cũng không có chơi lâu. 

11. A/V+ㄴ/는데도 (불구하고): Tuy… nhưng, Mặc dù… nhưng

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa xuất hiện một kết quả khác ở vế sau mà không phải là một kết quả mong muốn ở trường hợp/ngữ cảnh/tình huống của vế đầu. (Hai vế trái ngược, tương phản) 
  • Ở thời thể quá khứ có dạng: “았/었는데도”
  • Ở thời thể tương lai có dạng: “겠는데도”

Ví dụ:

  • 제 친구는 월급이 많은데도 회사를 그만두고 싶어 해요: Mặc dù lương của bạn tôi cao nhưng cậu ấy lại muốn nghỉ làm ở công ty đó.
  • 그 드라마에 유명한 배우들이 많이 나오는데도 불구하고 인기가 많지 않아요: Mặc dù bộ phim đó có nhiều diễn viên nổi tiếng nhưng mà lại không được yêu thích.
  • 선생님이 내일 시험이라고 말했는데도 학생들은 공부를 하지 않았어요: Mặc dù cô giáo đã dặn là ngày mai có bài kiểm tra nhưng mà học trò vẫn không chịu học bài.
  • 날씨가 너무 춥겠는데도 재현은 티셔츠만 입고 나가려고 해요: Mặc dù thời tiết rất là lạnh nhưng mà Jaehyun vẫn định chỉ mặc áo phông rồi đi ra ngoài đó.

12. A/V+ㄴ/는 반면에: Trái lại (với gì đó) thì…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa diễn tả hai mệnh đề có nội dung trái ngược nhau. Bên cạnh đó cấu trúc này cũng được sử dụng như muốn trình bày hai mặt tích cực lẫn tiêu cực trong cùng một câu. 
  • Có thể lược bỏ tiểu từ “에” thành cấu trúc viết gọn: “ㄴ/는 반면”

Ví dụ:

  • 오렌지 판매량이 오른 반면에 사과 판매량이 줄었어요: Doanh số bán cam tăng nhưng trái lại doanh số bán táo lại giảm.
  • 동생은 운동을 잘하는 반면에 형은 그림을 잘 그려요: Ngược lại với cậu em trai giỏi vận động thì cậu anh lại giỏi vẽ vời hơn.

13. A/V+ㄴ/는데(에) 반해 (반하여): Trái lại (việc gì đó) thì…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa có đồng thời tình huống ở vế sau đối lập, tương phản với tình huống ở vế trước. 

Ví dụ:

  • 이 집은 겨울에는 추운데 반해 여름에는 더워요: Ngôi nhà này lạnh vào mùa đông trái lại mùa hè thì nóng.
  • 동생은 조용한데 반해 언니는 활동하고 외향적이에요: Trái với cậu em yên lặng thì cô chị lại hoạt bát và hướng ngoại hơn.

14. A/V+(으)나: Tuy… nhưng

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa chỉ sự đối lập trong câu ở hai vế. 
  • Dùng nhiều trong văn viết. 

Ví dụ:

  • 밥을 많이 먹었으나 여전히 배가 고팠어요: Tuy ăn cơm nhiều lắm rồi nhưng mà bụng vẫn đói.
  • 그녀는 마음은 좋으나 현명하지 못했어요: Cô gái đó tuy có một tấm lòng tốt nhưng lại không thông minh.

IV. Cấu trúc diễn tả nguyên nhân, phát hiện và kết quả

15. N+으로 인해서: Vì / Do / Bởi … nên

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa thể hiện nguyên nhân của một trạng thái hay sự việc nào đó, thường dùng khi biểu hiện kết quả tiêu cực.
  • Được dùng chủ yếu trong văn viết, thể trang trọng.

Ví dụ:

  • 강풍으로 인해 비행기 출발이 지연되고 있어요: Vì có gió lớn nên máy bay bị trì hoãn xuất phát.
  • 경제 회복으로 인해 취업률이 높아 졌어요: Vì sự phục hồi kinh tế mà tỉ lệ tìm được việc làm càng tăng cao.

16. V+느라고: Vì… nên

Giải thích ngữ pháp:

  • Ngữ pháp chỉ kết hợp với động từ. Vì làm hành động phía trước nên đã không thể làm hành động ở phía sau.
  • Vế trước không dùng phủ định, quá khứ, tương lai.
  • Vế sau không kết hợp với câu mệnh lệnh, thỉnh dụ, rủ rê.

Ví dụ:

  • 보고서를 쓰느라고 정신이 없어요: Vì viết báo cáo nên bận tối mắt tối mũi.
  • 비디오를 보느라고 시간이 가는 줄 몰랐어요: Vì xem video nên không biết thời gian trôi qua.
  • 시험을 준비하느라고 친구를 못 만났어요: Vì chuẩn bị cho kì thi nên đã không gặp bạn được.

17. V+는 바람에: Vì… nên 

Giải thích ngữ pháp:

  • Sự việc ở vế trước là việc không dự định, không lường trước được nên dẫn đến kết quả tiêu cực ở vế sau. 
  • Thường kết thúc câu ở thì quá khứ.

Ví dụ:

  • 면접할 때 긴장하는 바람에 한마디도 못 했어요: Khi phỏng vấn vì quá căng thẳng nên không thể nói được dù chỉ một lời.
  • 비가 많이 오는 바람에 홍수가 났어요: Vì trời mưa lớn nên đã bị lũ lụt.

18. A/V+ㄴ/는 탓에: Vì… nên 

Giải thích ngữ pháp:

  • Kết quả của hành động hay sự việc ở vế trước thường là tiêu cực.
  • Ngữ pháp này hay dùng để đổ lỗi, biện hộ, quy trách nhiệm cho một tình huống không tốt nào đó. 
  • Sử dụng đối với cả con người lẫn sự vật, sử dụng được với tất cả các thì.

Ví dụ:

  • 아이가 편식하는 탓에 몸이 약해요: Vì đứa bé kén ăn nên cơ thể nó yếu ớt.
  • 가뭄이 계속되는 탓에 야채 값이 비싸졌어요: Vì hạn hán cứ kéo dài nên giá rau củ càng ngày trở nên mắc hơn.

19. A/V+(으)므로 / N+(이)므로 : Vì… nên

Giải thích ngữ pháp:

  • Không kết hợp với câu mệnh lệnh hay đề nghị ở vế sau.
  • Được dùng nhiều trong văn viết.

Ví dụ:

  • 비가 오므로 외출하지 않았어요: Vì trời mưa nên đã không thể đi ra ngoài.
  • 그는 부지런하므로 성공할 거예요: Vì cậu ấy chăm chỉ nên sẽ thành công thôi.

20. V+(으)ㅁ에 따라: Vì… nên

Giải thích ngữ pháp:

  • Kết quả của mệnh đề sau phụ thuộc vào tiêu chuẩn hay tình huống của mệnh đề trước.

Ví dụ:

  • 사회 수준이 높아짐에 따라 여성들이 사회에 많이 진출하기 시작해요: Vì tiêu chuẩn xã hội ngày càng cao nên nữ giới bắt đầu bước chân ra xã hội nhiều hơn.
  • 금값이 오름에 따라 다른 여러 종류 값도 병동돼요: Vì giá vàng tăng nên giá cả của tất cả các loại khác cũng biến động theo.

21. A/V+(으)ㄹ까 봐: Vì sợ / Lo rằng / E rằng… nên…

Giải thích ngữ pháp:

  • Cách dùng 1: Biểu hiện sự lo lắng một điều gì đó có thể xảy ra. Chỉ dùng cho những điều, những thứ có thể xảy ra, không thể dùng cho những thứ đã hoặc đang xảy ra. 
  • Cách dùng 2: Biểu hiện ý nghĩa giải thích lý do cho một quyết định hay hành động nào đó được dựa trên những phỏng đoán, giải định. 
  • Cách dùng 3: Biểu hiện ý nghĩa diễn đạt một khuynh hướng sẵn sàng làm gì đó.
  • Thường đi cùng với các từ, động từ: “걱정이다”, “걱정이 되다”, “걱정하다”.

Ví dụ:

  • 시험에 떨어질까 봐 열심히 공부해요: Vì sợ thi rớt nên chăm chỉ học tập.
  • 날씨가 추워서 감기에 걸릴까 봐 옷을 많이 입었어요: Vì sợ cảm lạnh do thời tiết trở lạnh nên đã mặc nhiều quần áo hơn.
  • 지금은 좀 쉴까 봐요: Tôi nghĩ là có thể tôi phải nghỉ một chút vào lúc này.
  • 비가 너무 많이 올까 봐 걱정이에요: Tôi lo là trời sẽ mưa rất to. 

22. V+고 보니: Làm… rồi mới nhận ra / phát hiện ra…

Giải thích ngữ pháp:

  • Thường kết thúc đuôi câu ở thì quá khứ.

Ví dụ:

  • 버스를 타고 보니 반대 방향으로 갔어요: Lên xe buýt rồi mới phát hiện ra là đang đi hướng ngược lại.
  • 옷을 사고 보니 작년 상품이었어요: Mua áo rồi mới phát hiện ra đó là mẫu mã của năm ngoái.

23. V+다 보니: Vì cứ mãi… nên…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa người nói phát hiện tình huống mới, sự kiện mới sau khi đã thực hiện hành động nào đó liên tục trong quá khứ. 
  • 다 보니 = 다 (trong 다가 – diễn tả một hành động chen ngang khi một hành động khác đang diễn ra) + 보니 (rút gọn của 보다 + (으)니까 diễn tả một phát hiện hoặc một kết quả nào đó ở vế sau). 
  • Có nghĩa tương đương với các cấu trúc: “다가 보니까” / “다 보니까”

Ví dụ:

  • 매일 늦게 퇴근하다 보니 가족에게 낼 시간이 부족해졌어요: Vì mỗi ngày cứ mãi tan làm trễ nên thời gian dành cho gia đình trở nên ít đi.
  • 같은 일을 반복하다 보니 싫증이 나요: Vì cứ lặp đi lặp lại một công việc nên cảm thấy chán nản.

24. A/V+더니: Vì… nên

Giải thích ngữ pháp:

  • Thường sử dụng với ngôi số 2, 3.

Ví dụ:

  • 그는 열심히 공부하더니 일등을 했어요: Vì cậu ấy chăm chỉ học tập nên đã đạt được hạng nhất.
  • 그는 다이어트를 하더니 날씬해졌어요: Vì cô ấy ăn kiêng nên đã nhìn trở nên thon gọn hơn.

25. A/V+았/었더니: Vì…

Giải thích ngữ pháp:

  • Thường sử dụng với ngôi thứ 1.

Ví dụ:

  • 충분히 잤더니 기분이 상쾌해졌어요: Vì tôi được ngủ đủ giấc nên tâm trạng sảng khoái hơn.
  • 한국 드라마를 봤더니 듣기를 잘하게 되었어요: Vì tôi đã xem phim Hàn Quốc nên kỹ năng nghe trở nên tốt hơn.

26. A/V+(으)ㄴ/는 셈이다: Coi như (là)…, Gần như (là)…, Xem như (là)…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa thực tế vốn không phải là như vậy nhưng có thể nhìn nhận, đánh giá như ý muốn (của người nói). Nếu xem xét kỹ lưỡng các tình huống thì kết quả được đề cập sẽ gần giống như là một sự thật. 
  • Thời thể quá khứ: “V+(으)ㄴ셈이다”
  • Thời thể hiện tại: “V+는 셈이다”

Ví dụ:

  • 20년 이상 살았으니까 서울이 고향인 셈이에요: Vì đã sống hơn 20 năm nên Seoul như là quê hương vậy.
  • 일주일 다섯 번에 요리를 하니까 거의 매일 하는 셈이에요: Vì một tuần nấu ăn năm lần nên coi như là nấu ăn mỗi ngày.

V. Cấu trúc điều kiện, tình huống giả định

27. 만약/만일… A/V+ㄴ/는다면: Giả sử nếu như / Giả dụ / Cho là… thì…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa vế đầu trở thành điều kiện cho vế sau. Khả năng xảy ra sự việc ở vế đầu rất thấp (đôi khi là không thể) và vế sau chỉ xuất hiện khi vế đầu xảy ra. 

Ví dụ:

  • 만약 돈이 많다면 자선단체에 일부 기부해요: Giả sử nếu như có nhiều tiền thì sẽ quyên góp một phần cho tổ chức từ thiện.
  • 만약 하늘에서 음식이 내린다면 얼마나 좋겠어요: Nếu như thức ăn từ trên trời rơi xuống thì tốt biết bao.

28. N+(이)라면: Nếu… thì…

Giải thích ngữ pháp:

  •  Biểu hiện ý nghĩa vế đầu trở thành điều kiện cho vế sau. Khả năng xảy ra sự việc ở vế đầu rất thấp (đôi khi là không thể) và vế sau chỉ xuất hiện khi vế đầu xảy ra. 

Ví dụ:

  • 내가 너라면 그렇게 말을 하지 않았을 거예요: Nếu tôi là bạn thì sẽ không noia ra những lời như vậy đâu.
  • 새라면 어디든지 날 수 있을 거예요: Nếu là chim thì có thể bay đến cùng trời cuối đất.

29. A/V+았/었더라면: Giả sử nếu… thì…

Giải thích ngữ pháp:

  • Giả sử điều ngược lại đã xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

  • 키가 컸더라면 모델이 되었을 거예요: Giả sử nếu như cao hơn thì đã trở thành người mẫu rồi.
  • 일기 예보를 들었더라면 등산하지 않았을 거예요: Nếu như nghe dự báo thời tiết thì đã không leo núi rồi.

30. V+다가는: Nếu cứ mãi…

Giải thích ngữ pháp:

  • Cảnh báo nếu hành động hoặc trạng thái nào đó cứ tiếp tục thì sẽ có kết quả không tốt xảy ra.

Ví dụ:

  • 그렇게 게임을 계속 하다가는 학습 성적이 떨어질 거예요: Nếu cứ mãi chơi game như thế này thì thành tích học tập sẽ đi xuống.
  • 과자를 먹다가는 살이 찔 거예요: Nếu cứ mãi ăn bánh kẹo thì sẽ tăng cân đó.

31. V+다 보면 =  V+노라면: Nếu cứ mãi…

Giải thích ngữ pháp:

  • Nếu cứ thực hiện liên tục một hành động nào đó thì sẽ dẫn đến một kết quả có thể tốt hoặc không tốt.

Ví dụ:

  • 좋은 방향으로 계속 노력하다 보면 성공할 거예요: Nếu tiếp tục cố gắng theo phương hướng tốt thì sẽ sớm thành công thôi.
  • 열심히 사노라면 좋은 날도 있겠어요: Nếu mãi nỗ lực sống thì những ngày tốt đẹp sẽ không còn xa nữa đâu.

32. V+(으)ㄹ 뻔하다: Suýt nữa thì…

Giải thích ngữ pháp:

  • “뻔하다” luôn chia ở thì quá khứ.

Ví dụ:

  • 아까 집에 가는 길에 교통 사고가 날 뻔했어요: Lúc nãy trên đường về nhà suýt nữa thì gặp tai nạn giao thông rồi.
  • 저는 길이 너무 미끄러워서 학교에 오다가 넘어질 뻔했어요: Vì đường trơn trượt quá nên tôi suýt té khi đi đến trường.

VI. Cấu trúc diễn tả mục đích

33. V+도록: Để (cho)… cho đến tận / cho đến khi

Giải thích ngữ pháp:

  • Ý nghĩa “Để cho / để / sao cho” biểu hiện vế trước là mục đích cho việc thực hiện vế sau. 
  • Ý nghĩa “Đến tận khi / Cho đến khi” biểu hiện việc thực hiện vế sau đến khi trở thành trạng thái vế trước. 
  • Cấu trúc cũng được dùng để mang tính nhấn mạnh. 

Ví dụ:

  • 건강을 지키도록 꾸준히 운동하고 있어요: Tôi tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe.
  • 유리그릇이 깨지지 않도록 조심하세요: Để chén thuỷ tinh không bị vỡ, xin hãy cẩn thận.
  • 밤새도록 보고서 준비를 했어요: Tôi đã chuẩn bị báo cáo cho đến tận đêm khuya.
  • 야구 경기장에서 목이 쉬도록 응원을 했어요: Tôi đã cổ vũ ở sân bóng chày cho đến khi khàn cả giọng. 

34. V + 게: Để/Để cho

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa hành động ở vế sau là cần thực hiện để đạt được trạng thái hoặc hành động ở mệnh đề trước.
  • Hình thức nhấn mạnh hơn là “게끔”

Ví dụ: 

  • 약속이 잊어버리지 않게 언니에게 전화를 해야 겠어요: Tôi phải gọi cho chị gái để chị ấy không quên cuộc hẹn.
  • 중요한 내용을 잊어버리지 않게끔 메모를 하세요: Hãy ghi chú để không phải quên nội dung quan trọng nhé.
  • 좀 조용히 해. 다른 사람들이 자게: Trật tự chút đi, để những người khác còn ngủ. 

35. V+기를 위하여: Làm gì đó… để

Giải thích ngữ pháp:

  • Thể hiện ý đồ hoặc mục đích. Người nói sẽ thực hiện những hành động ở vế sau với ý định đạt được những gì đã được đề cập trong vế trước. 
  • Nếu sau “V+기를 위하여” là một danh từ thì dùng cấu trúc “V+기 위한 + N”
  • Dạng giản lược: “기 위해/기 위하여”

Ví dụ: 

  • 호텔에 취직하기 위해서는 외국어를 잘해야 할 것 같아요: Để có thể xin việc được ở khách sạn thì chắc là phải giỏi ngoại ngữ.
  • 공부를 잘하기 위한 방법을 좀 알고 싶어요: Tôi muốn biết phương pháp để có thể học tốt.

VII. Cấu trúc diễn tả sự bổ sung thông tin

36. A/V+(으)ㄹ 뿐만 아니라: Không những… mà còn… / Không chỉ…mà còn…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu hiện ý nghĩa nội dung ở vế sau bổ sung thêm cho những gì đã đề cập ở vế trước. 

Ví dụ:

  • 윤아 씨는 마음이 좋을 뿐만 아니라 얼굴도 예뻐요: Yoon-a không chỉ có tấm lòng đẹp mà còn xinh nữa.
  • 그 남자는 성실하지 않을 뿐만 아니라 실력도 없어요: Anh ấy không những không thành thật mà năng lực cũng không có nữa.

37. A/V+ㄴ/는 데다가: Không những… mà còn… / Thêm vào đó… / Thêm nữa…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa bổ sung thêm thông tin.
  • Cả hai vế trong câu phải nhất quán, “도” cũng thường được dùng trong vế sau. 
  • Có thể giản lược “가”

Ví dụ:

  • 비가 오는 데다가 피곤해서 학교에 못 갔어요: Không những vì trời mưa mà cơ thể còn mệt mỏi nên tôi đã không đến trường.
  • 어젯밤에 못 잔 데다가 요즘 일도 많아서 너무 피곤해요: Tối qua không những không ngủ được mà công việc cũng nhiều nên rất mệt mỏi.

38. N+은/는 물론이고 N+도: Không những… mà còn…

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa bổ sung thêm thông tin. 

Ví dụ:

  • 한 사람의 노력은 자기의 성공은 물론이고 크게는 사회에 도움을 줘요: Nỗ lực của một người không những tạo nên thành công của bản thân mà còn mang lại đóng góp rất lớn cho xã hội.
  • 내가 편지를 보낸 지 한 달이나 되었는데 답장은 물론이고 전화도 한 통 없다: Tôi đã gửi thư hơn một tháng rồi nhưng mà không những không trả lời mà cũng không có một cuộc gọi nào hết.

VIII. Cấu trúc “Nói gì đến…”

39. N+은/는커녕 | V+기는커녕: Nói gì đến (vế trước)… / Chẳng những không… mà lại còn…

Giải thích ngữ pháp:

  • Đừng nói đến sự việc hay hành động đằng trước mà ngay cả sự việc hay hành động đằng sau cũng không có khả năng hoặc khó có khả năng xảy ra hay đạt được.

Ví dụ:

  • 목이 아파서 밥은커녕 죽도 못 먹어요: Vì cổ họng đau quá nên nói gì đến ăn cơm, húp cháo còn không được.
  • 그는 돕기는커녕 방해만 했어요: Anh ta thì nói gì đến việc giúp đỡ chỉ gây thêm cản trở mà thôi.

40. N+은/는 고사하고: Nói gì đến…

Giải thích ngữ pháp:

  • Sử dụng với ý nghĩa tương tự như ngữ pháp 39.

Ví dụ:

  • 결혼은 고사하고 애인도 없어요: Nói gì đến chuyện kết hôn, người yêu còn chưa có đây này.
  • 이번 주 숙제는 고사하고 전주 것까지 밀려 있어요: Nói gì đến bài tập tuần này, thậm chí bài tập đến tuần trước còn đang chất đống.

IX. Cấu trúc diễn tả sự hiển nhiên

41. A/V+기 마련이다 = A/V+게 마련이다: Đương nhiên là…

Giải thích ngữ pháp:

  • Thể hiện sự việc hoặc trạng thái nào đó xảy ra là đương nhiên.

Ví dụ:

  • 태양이 동쪽 띄기 마련이에요: Đương nhiên là mặt trời mọc ở phía đông rồi.
  • 아이들이 시끄럽게 마련이에요: Đương nhiên là con nít phải ồn ào rồi.

42. A/V+ㄴ/는 법이다: Đương nhiên…, Dĩ nhiên…

Giải thích ngữ pháp:

  • Ý nghĩa thể hiện tương tự ngữ pháp 41.

Ví dụ:

  • 시작이 있으면 끝도 있는 법이에요: Nếu có bắt đầu thì đương nhiên cũng sẽ có kết thúc.
  • 기대가 클수록 실망도 큰 법이에요: Sự mong chờ càng lớn thì dĩ nhiên sự thất vọng cũng lớn theo.

43. A/V+(으)ㄴ/는 것은 당연하다: Việc… là đương nhiên

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa tất nhiên, hiển nhiên. 
  • Có thể dùng để kết thúc câu khi nhắc đến một sự việc nào đó có thật, đúng đắn, chân lý. 

Ví dụ:

  • 월급을 받을 때마다 가족에게 보내 주는 것은 당연해요: Mỗi khi nhận lương thì việc gửi tiền về cho gia đình là điều đương nhiên rồi.
  • 둘이 오랫동안 사귀니까 곧 결혼할 것은 당연해요: Vì cả hai đã hẹn hò nhau rất lâu rồi nên dĩ nhiên sẽ kết hôn chứ.

X. Cấu trúc dự đoán

44. A/V+(으)ㄴ/는/ㄹ 듯하다 = 것 같다: Có vẻ như…

Giải thích ngữ pháp:

  • Người nói dự đoán nội dung phía trước – nói về suy nghĩ của bản thân một cách nhẹ nhàng.

Ví dụ:

  • 날씨가 추울 듯해서 옷을 많이 입고 나왔어요: Thời tiết có vẻ lạnh nên ra ngoài mặc nhiều quần áo vào.
  • 하늘을 보니 비가 올 듯해요: Nhìn bầu trời thì thấy có vẻ sắp mưa rồi.

45. A/V+(으)ㄴ/는 모양이다: Dự đoán, chắc là

Giải thích ngữ pháp:

  • Người nói suy đoán về một tình huống cụ thể sau khi trực tiếp chứng kiến hay nghe về tình huống đó.

Ví dụ:

  • 김밥을 자주 먹는 걸 보니 김밥을 좋아하는 모양이에요: Nhìn cậu thường xuyên ăn kimbap nên chắc là cậu thích kimbap lắm.
  • 열심히 하는 모습을 보니 이번 시험이 정말로 중요한 모양이에요: Nhìn thấy dáng vẻ chăm chỉ của cậu nên mình đoán rằng kỳ thi lần này thật sự rất quan trọng.

XI. Cấu trúc diễn tả trạng thái và hành động

46. V+(으)ㄴ 채(로): Để nguyên, giữ nguyên trạng thái, trong khi (vẫn)

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa khi một hành động xác định được xảy ra trong quá trình diễn ra một hành động khác. Trạng thái ở vế đầu vẫn đang được giữ nguyên trạng thái và được tiếp nối ở hành động ở vế sau. 
  • Tập trung vào trạng thái/kết quả đang tiếp diễn. 
  • Không sử dụng “가다” / “오다” trước “(으)ㄴ 채(로)”.
  • Không sử dụng cấu trúc này để thể hiện hành động ở vế sau đương nhiên sẽ xảy ra khi thực hiện hành động ở vế trước.

Ví dụ:

  • 너무 피곤해서 씻지도 못한 채 잠이 들었어요: Vì quá mệt mỏi nên đã đi ngủ trong khi vẫn chưa tắm rửa.
  • 아이들이 딸기를 씻지 않은 채로 그냥 먹었어요: Mấy đứa nhỏ ăn luôn mấy trái dâu chưa rửa.

47. V+아/어 오다 (가다)

Giải thích ngữ pháp:

  • “V+아/어 오다”: Đã và đang (sự tiếp diễn từ quá khứ đến hiện tại).
  • “V+아/어 가다”: Đang và sẽ (sự tiếp đến tương lai).
  • Dùng để diễn tả hành động được tiếp diễn liên tục.

Ví dụ:

  • 여기에 5년 동안 살아오고 앞으로 계속 살아갈 거예요: Tôi đã sống ở đây trong suốt 5 năm và sẽ tiếp tục ở đây nữa.
  • 10년전부터 일기를 써 왔어요: Tôi đã viết nhật ký từ 10 năm trước rồi.

48. V+았/었다가: Làm xong hành động 1 đến hành động 2

Giải thích ngữ pháp:

  • Người nói thể hiện việc sau khi thực hiện xong hành động 1 thì chuyển sang hành động 2.
  • Hành động 1 và 2 thường là những cặp động từ đối nghĩa ví dụ “가다” – “오다”, “열다 “- 닫다”…

Ví dụ:

  • 나갔다가 비가 와서 다시 들어왔어요: Vừa mới ra ngoài xong thì trời mưa nên tôi quay vào lại.
  • 불을 껐다가 방이 어두워서 다시 켰어요: Vừa mới tắt đèn xong nhưng căn phòng tối quá nên tôi bật lên lại.

49. V+(으)ㄴ/는 대로 / N+대로: Theo như V/N

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa thực hiện hành động ở vế sau như hành động đang diễn ra ở vế trước. 
  • Trường hợp tính từ thì thể hiện trạng thái ở vế sau trở nên giống với vế trước và sẽ được dùng nhiều dưới dạng cấu trúc: “A+(으)면 (으)ㄴ 대로”
  • Khi kết hợp với cấu trúc gián tiếp “자고 하다”, “(으)라고 하다” thì có cấu trúc: “V+자는 대로 / (으)라는 대로”

Ví dụ:

  • 둘이 약속한 대로 다음 날에 만났어요: Cả hai theo như lời đã hứa đã gặp nhau vào ngày kế tiếp.
  • 내가 하는 대로 따라 하면 쉬울 것이에요: Sẽ dễ thôi nếu bạn làm theo những gì tôi làm.

XII. Cấu trúc thể hiện sự hoàn thành

50. V+고 말다

Giải thích ngữ pháp:

  • Kết thúc ở dạng “고 말았다”: Cuối cùng thì…, Kết cuộc thì… – Diễn tả cảm giác tiếc nuối khi một việc nào đó không theo ý mình.
  • Kết thúc ở dạng “고 말겠다” / “고 말 것이다”: Nhất định sẽ…

Ví dụ:

  • 그 사람은 나의 말을 아직 듣지 않고 울고 말았어요: Cuối cùng thì người ấy cũng khóc mà chưa nghe hết lời tôi nói.
  • 무슨 일이 있어도 오늘까지 이 일을 끝내고 말겠어요: Dù có chuyện gì đi chăng nữa nhất định sẽ kết thúc việc này trong hôm nay.

XIII. Cấu trúc diễn tả thái độ

51. A/V+은/는/ㄴ 척하다 (체하다): Giả vờ

Giải thích ngữ pháp:

  • Biểu thị ý nghĩa một hành động hoặc trạng thái thực chất không phải là như vậy nhưng lại thể hiện giống như thể là thật. 

Ví dụ:

  • 좋아하지 않는 사람과 이야기할 때 기분이 좋은 척해서 힘들어요: Khi nói chuyện với người mình không thích thì khá mệt mỏi và phải giả vờ đang vui lắm.
  • 음식이 부족해서 먹었다고 한 척해요: Không đủ thức ăn nhưng giả vờ nói là đã ăn rồi.

XIV. Cấu trúc thể hiện sự ngoại lệ

52. A/V+ㄴ/는 다고 해서… 것은 아니다 / N(이)라고 해서… 것은 아니다: Không phải cứ là… thì sẽ…

Giải thích ngữ pháp:

  • Thường sử dụng với cụm từ nhấn mạnh như “누구”, “언제나”, “어디나”, “무엇이나”.

Ví dụ:

  • 여자라고 해서 누구나 요리를 좋아하는 것은 아니에요: Không phải là phụ nữ thì ai cũng sẽ thích nấu ăn.
  • 한국 사람이라고 해서 누구나 성격이 급한 것은 아니에요: Không phải là người Hàn Quốc thì ai cũng có tính gấp gáp đâu.

Trên đây là 50+ ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp mà Zila đã tổng hợp cho các bạn. Đó đều là những ngữ pháp chắc chắn bạn sẽ gặp trong đề thi TOPIK II. Hãy nắm thật chắc cách dùng và ngữ nghĩa để đạt điểm cao nhất nhé.

Nguồn tổng hợp: Zila Team

Zila Academy là thành viên của Zila Education. Zila Academy chuyên dạy tiếng Hàn cấp tốc và luyện thi Topik 2, Topik 4, Topik 6.  Với Lộ trình học tiếng Hàn rõ ràng, học viên biết được học bao lâu để có thể sử dụng được tiếng Hàn để phục vụ cho ngoại ngữ 2 xét tốt nghiệp, tăng cơ hội nghề nghiệp hoặc du học Hàn Quốc. Sau các khóa học tiếng Hàn ở Zila Academy, học viên sẽ đạt được trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo từng cấp độ.

LIÊN HỆ NGAY

ZILA ACADEMY

Điện thoại: 028 7300 2027 hoặc  0909 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn

Facebook: TOPIK – Zila Academy

Website: www.topik.edu.vn hoặc www.zila.com.vn

Address: 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Trả lời

Hotline: 02873002027
Chat Facebook
Gọi tư vấn