0
Cẩm nang

“Nếu bạn muốn trở thành một phiên dịch viên?”. Bài phỏng vấn Giáo sư Choi Jung-hwa – Cao học Biên phiên dịch GSIT trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc HUFS.

Q: Để trở thành một Phiên dịch viên thực thụ thì có nhất thiết phải tốt nghiệp cao học không?

A: Phiên dịch viên là một ngành nghề có thu nhập cao. Là một thông dịch viên, bạn có thể làm việc như một freelancer, không có tuổi nghỉ hưu, được gặp gỡ những người nổi tiếng từ mọi tầng lớp xã hội và được trải nghiệm du lịch khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, đây là một ngành nghề mà nhiều người ghen tị.

Như chúng ta đã biết, nếu muốn làm một bác sĩ thì nhất định phải có chứng nhận hành nghề bác sĩ. Và tất nhiên là y tá cũng sẽ như vậy. Tuy nhiên, không có chứng chỉ quốc gia nào dành cho Phiên dịch viên. Vì thế, tốt nghiệp Cao học Biên phiên dịch có giá trị như là một bằng cấp chuyên môn.

Sau đây tôi sẽ giải thích cho các bạn nghe ba lý do mà chúng ta nên học Cao học Biên phiên dịch.

1. Học những kỹ năng phiên dịch chuyên nghiệp

Nếu bạn chỉ giỏi ngoại ngữ và có trình độ bản ngữ xuất sắc thì không có nghĩa là bạn giỏi phiên dịch. Nhưng qua quá trình đào tạo tại học viện biên phiên dịch, bạn có thể học được bí quyết phiên dịch chuyên nghiệp như dịch nối tiếp (순차통역), dịch đồng thời (동시통역), dịch thầm (위스퍼링) hay dịch đọc và nói (시역).

2. Hưởng được những đãi ngộ của một phiên dịch viên chuyên nghiệp

Một khi tốt nghiệp Cao học Biên phiên dịch, bạn sẽ nhận được những đãi ngộ khác biệt đáng kể so với việc nhận yêu cầu thông dịch qua các mối quan hệ của bạn.

Chẳng hạn, trong trường hợp đi thông dịch ở địa phương. Phiên dịch viên hội nghị quốc tế nhận được gấp 3 đến 4 lần so với thông dịch viên thông thường. Đãi ngộ nhận được phải cao hơn bởi vì bản thân phí thông dịch rất cao. Không những thế còn bao gồm cả phí đi lại và chi phí sử dụng cho một ngày.

3. Có một hệ thống vững chắc sau khi tốt nghiệp

Đối với một người phiên dịch, điều quan trọng là phải thường xuyên nhận được công việc. Bạn có thể nhận nhiều công việc từ giáo sư, tiền bối, hậu bối hay bạn bè.

Hơn nữa, nếu phiên dịch cho một hội nghị chuyên nghiệp, bạn có thể thu về một hệ thống thuật ngữ chuyên môn từ các thông dịch viên cấp cao đã tham gia trước đó. Cũng như tiếp thu được những kinh nghiệm thực tế qua họ. Chính vì vậy việc tạo dựng hệ thống là vô cùng quan trọng.

Các bạn nên thường xuyên luyện tập nghe và tóm lược nội dung từ các chương trình radio bằng cách tự học hoặc học nhóm. Ngoài ra, học cùng với những người có cùng mục tiêu cũng có thể giúp đánh giá kỹ năng của bạn.

Q: Có những loại Phiên dịch viên nào?

A: Có thể phân loại Thông dịch viên dựa vào vai trò và nhiệm vụ mà nó mang lại.

Phiên dịch viên hội nghị quốc tế (국제회의 통역사)

Đầu tiên bạn sẽ trở thành một phiên dịch viên hội nghị quốc tế sau khi tốt nghiệp Cao học Biên phiên dịch. 

Bất kể chuyên ngành tại trường đại học là gì, bạn chỉ cần tốt nghiệp đại học hệ 4 năm. Và nếu được đánh giá là có tố chất và khả năng tiếp thu kỹ năng chuyên môn thông qua bài kiểm tra đầu vào, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu trong hai năm.

Sau khi hoàn thành tất cả các chương trình giảng dạy, vượt qua cả hai kỳ thi Phiên dịch song song và Dịch đuổi thì khi tốt nghiệp, bạn sẽ trở thành Phiên dịch viên cho các hội nghị quốc tế.

Sau đây, tôi giới thiệu cho các bạn một loại hình thông dịch dễ hơn nhé!

Phiên dịch viên hộ tống (수행통역사)

Có một loại hình là Thông dịch viên hộ tống. Họ sẽ đi cùng với khách hàng tại các cuộc họp hay buổi khảo sát với vai trò thông dịch nối tiếp đơn giản.

Phiên dịch viên du lịch

Và tiếp theo cũng là một loại hình vô cùng quan trọng đó là Phiên dịch du lịch. Bởi vì Phiên dịch viên du lịch bắt buộc phải tham gia kì thi quốc gia. Đây là loại hình phiên dịch duy nhất được tổ chức thi và lấy chứng chỉ cấp quốc gia. Dù là một phiên dịch viên du lịch mới bắt đầu, ít nhất bạn phải có những kỹ năng phiên dịch cơ bản và kiến thức về lịch sử mới có thể giải thích tốt về các khu di tích.

Q: Sinh viên Đại học nên học chuyên ngành gì?

A: Nhìn vào sự phân bố các chuyên ngành cử nhân tại Cao học Biên phiên dịch có thể thấy sinh viên học chuyên ngành văn học ngôn ngữ, hoặc thông dịch và dịch thuật chiếm số nhiều. Bởi vì khi học ngoại ngữ, họ tự nhiên trở nên quan tâm đến việc phiên dịch.

Mặt khác, có rất nhiều sinh viên theo học chuyên ngành khoa học, kỹ thuật hoặc khoa học xã hội. Những sinh viên này thường vượt trội về kỹ năng phân tích logic hơn là kỹ năng ngoại ngữ. Ngay cả khi trình độ ngoại ngữ tương đối kém nhưng họ vẫn có thể trở thành những Phiên dịch viên xuất sắc với kỹ năng tư duy logic tuyệt vời.

Điều quan trọng hơn hết là những kiến thức mà bạn đã học được trong những năm đại học có ích cho con đường trở thành Phiên dịch viên của mình. Thay vì một trường học hay một chuyên ngành nào đó thì trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, kiến thức nền tảng về các lĩnh vực khác nhau và khả năng tư duy logic của mỗi cá nhân là những phẩm chất vô cùng quan trọng.

Q: Sinh viên Đại học và Sinh viên đã tốt nghiệp Đại học cần chuẩn bị những gì?

A: Là sinh viên Đại học hay đã tốt nghiệp Đại học thì đều cần phải đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng. Điểm yếu của những sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy thường là khả năng diễn đạt ngoại ngữ. Có thể bạn vẫn chưa có nhiều cơ hội gặp gỡ những người bản xứ và thể hiện kỹ năng của mình. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng các ứng dụng (app). Vì vậy sinh viên phải nỗ lực hết sức mình để sử dụng vốn ngoại ngữ của mình.

Ngoài ra, những sinh viên đang theo học chuyên ngành ngôn ngữ hệ đại học cần phải cố gắng hết sức để củng cố khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong trường hợp những sinh viên học tập tại môi trường trong nước như tôi, trình độ ngoại ngữ sẽ tăng theo nếu bạn có kỹ năng bản ngữ xuất sắc.

Hãy nhớ rằng nếu kỹ năng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn đạt 95 điểm thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng có thể lên đến 94 điểm đấy nhé!

Đối với những sinh viên đi du học nước ngoài, thông thạo tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thành công.

Q: Học sinh Trung học và phổ thông nên chuẩn bị như thế nào?

A: Trước hết bạn phải rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ ngay trong cuộc sống hàng ngày. Đó không nhất thiết là kỹ năng để vượt qua những bài thi. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lưu trú ở nước ngoài thì điều quan trọng là bạn phải có cơ hội được bản địa hóa ngôn ngữ liên quan thông qua nhiều phương pháp khác nhau như phương tiện truyền thông hoặc các trung tâm văn hóa.

Q: Có những hình thức thông dịch nào?

Phiên dịch đồng thời (동시통역)

A: So với phiên dịch nối tiếp, phiên dịch đồng thời truyền tải nội dung gần như đồng thời khi diễn giả nói. Do đó có thể xử lý một lượng lớn thông tin. Đây là loại hình thông dịch mang lại hiệu quả cao trong khoảng thời gian tối thiểu. Theo kết quả điều tra của UN, lượng thông tin của phiên dịch đồng thời có thể lên đến 60-65 trang trong 6 giờ một ngày. Có nghĩa là bạn phải nghe và diễn đạt lại một lượng lớn thông tin ngay lập tức.

Phiên dịch nối tiếp (순차통역)

Tiếp theo là Phiên dịch nối tiếp. Phiên dịch nối tiếp là khi các phiên dịch đứng trên bục diễn thuyết hay trong các hội nghị lớn mà chúng ta thường thấy trên TV. Họ ghi chú (note-taking) những điểm chính trong khi nghe. Ngay sau khi người diễn thuyết kết thúc phát biểu, họ lập tức diễn đạt lại bằng ngôi thứ nhất như thể họ đang đưa ra bài diễn thuyết của chính mình.

Phiên dịch theo hình thức dịch thầm (위스퍼링 통역)

Tiếp đến là Phiên dịch theo hình thức dịch thầm. Đây là hình thức phiên dịch đồng thời được yêu cầu do hạn chế về thời gian. Do hạn chế về không gian vật lý, có nghĩa là số lượng người nghe bị giới hạn ở hai hoặc ít hơn. Phiên dịch viên sẽ ngồi sau người nghe và cung cấp thông tin đồng thời như thể thì thầm. Tuy dịch thầm không có thiết bị hỗ trợ như tai nghe,… nhưng tốc độ tương đương với Phiên dịch đồng thời.

Phiên dịch đọc và nói (시역)

Còn về Phiên dịch đọc và nói. Phiên dịch viên vừa nghe diễn giả diễn thuyết, vừa nhìn văn bản và vừa thông dịch. Khi đó, cả ba cơ quan tai, mắt, miệng hoạt động đồng thời cùng lúc. Một số người cho rằng điều này có thể dễ dàng hơn vì vừa xem văn bản và vừa nghe. Tuy nhiên nó lại khó hơn đối với những người mới bắt đầu. Một khi bạn trở nên có kinh nghiệm hơn, việc nghe, đọc và nói đồng thời trở nên dễ dàng hơn. Và đây cũng chính là một hình thức phiên dịch đồng thời.

Dịch tiếp sức (릴레이 통역)

Một hình thức khác đó là Dịch tiếp sức. Hình thức này được sử dụng trong các hội nghị quốc tế sử dụng nhiều ngôn ngữ. Ví dụ trong một hội nghị sử dụng tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Nhật. Khi người nói tiếng Anh nói, Phiên dịch viên Anh – Hàn sẽ phiên dịch sang tiếng Hàn. Và sau đó Phiên dịch viên tiếng Nhật – Hàn sẽ phiên dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Nhật. Bởi vì Phiên dịch viên Nhật – Hàn không thể phiên dịch trực tiếp từ tiếng Anh. Họ nghe tiếng Hàn của Phiên dịch viên Anh – Hàn và sau đó phiên dịch sang tiếng Nhật. Vì vậy đây chính là một cuộc tiếp sức.

Tổng hợp: Zila Team

>> Xem thêm:

 

Zila Academy là thành viên của Zila Education. Zila Academy chuyên dạy tiếng Hàn cấp tốc và luyện thi Topik 2, Topik 4, Topik 6.  Với Lộ trình học tiếng Hàn rõ ràng, học viên biết được học bao lâu để có thể sử dụng được tiếng Hàn để phục vụ cho ngoại ngữ 2 xét tốt nghiệp, tăng cơ hội nghề nghiệp hoặc du học Hàn Quốc. Sau các khóa học tiếng Hàn ở Zila Academy, học viên sẽ đạt được trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo từng cấp độ.

LIÊN HỆ NGAY

ZILA ACADEMY

Điện thoại: 028 7300 2027 hoặc  0909 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn

Facebook: TOPIK – Zila Academy

Website: www.topik.edu.vn hoặc www.zila.com.vn

Address: 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Để lại một bình luận